Đái tháo đường type 2
Ngày đăng: 21-04-2014 04:51:02
Đái tháo đường type 2 là type thường gặp nhất, đa số là bệnh nhân lớn tuổi, béo phì, ít vận động, có anh chị, bố mẹ bị đái tháo đường...
Ở bệnh nhân
đái tháo đường type 2, tuyến tụy vẫn còn sản xuất được insulin- một loại hormone giúp đưa đường glucose từ máu vào tế bào để tạo năng lượng- tuy nhiên, insulin lại giảm tác dụng do sự đề kháng của các mô trong cơ thể. Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 lâu năm, tế bào tuyến tụy cũng không còn sản xuất insulin nữa, khi đó cơ thể thật sự thiếu insulin.
Hiện nay, không có phương cách điều trị dứt điểm
đái tháo đường type 2, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát và thậm chí phòng ngừa căn bệnh này. Bắt đầu bằng chế độ ăn khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên nhằm duy trì trọng lượng lý tưởng .Nếu chế độ ăn và tập thể dục không đủ để ổn định được đường huyết ,có thể cần phải uống thuốc hay tiêm insulin để
kiểm soát đường huyết.
Triệu chứng của đái tháo đường type 2 có thể không rỏ ràng trong nhiều năm và có thể không nhận ra .
Ăn nhiều nhưng sụt cân
Một số triệu chứng thường gặp :
Khát nước và tiểu nhiều Khi đường huyết tăng cao trong máu ,dịch sẽ bị kéo ra khỏi mô và kích thích gây khát , hậu quả là bệnh nhân phải uống nước nhiều và sẽ tiểu nhiều hơn bình thường
Đói : Không đủ insulin, đường không vào được tế baò , cơ và các cơ quan trong cơ thể sẽ đói năng lượng . Gây ra cảm giác đói
Sụt cân : Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để giảm cảm giác đói nhưng bệnh nhân vẫn sụt cân vì các tế bào không sử dụng được Glucose để tạo năng lượng ,khi đó cơ thể dùng nguồn năng lượng dự trữ khác để thay thế : cơ và mỡ .
Mệt mỏi : Khi tế bào đói năng lượng ,bệnh nhân trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh .
Nhìn mờ . Nếu đường huyết quá cao , dịch trong trong nhãn cầu bị kéo ra ngoài , làm nhãn cầu xẹp lại .Khi đó khả năng điều tiết của mắt sẽ bị ảnh hưởng ,gây ra triệu chứng nhìn mờ .
Vết thương lâu lành và nhiễm trùng tái phát thường xuyên
Đái tháo đường type 2 tác động làm giảm khả năng lành vết thương và giảm sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật nên nhiễm trùng thường tái đi tái lại .
Mảng da sậm màu
Một số bệnh nhân đái tháo đường type 2 có những đốm sậm màu trên những vùng nếp gấp trên cơ thể ,thông thường ở nách và cổ . Những dấu hiệu đó người ta gọi là gai đen, đó có thể là dấu hiệu của đề kháng insulin
Nguyên nhân
Đái tháo đường type 2 xãy ra khi cơ thể trở nên đề kháng với insulin hay khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin . Tại sao điều này lại xãy ra thì không biết chính xác, mặc dù thừa cân, béo phì và lối sống ít vận động là những yếu tố góp phần quan trọng.
Insulin là hormone được tiết ra từ tuyến tụy , một tuyến lớn nằm sau dạ dày . Sau khi ăn, tuyến tụy sẽ tiết insulin vào máu . Khi vào máu , insulin sẽ hoạt động như những chìa khóa mở những cánh cửa cho phép đường đi vào tế bào, nhờ thế mà hạ đường huyết trong máu.
Glucose — một dạng đường đơn —là nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào để tạo nên cơ và những mô khác . Glucose được tạo ra từ 2 nguồn chính : từ thức ăn và từ gan. Sau khi thức ăn được tiêu hóa , đường được hấp thu vào máu . Bình thường, đường sẽ vào tế bào với sự giúp đở của Insulin.
Gan hoạt động như là trung tâm dự trữ và sản xuất insulin. Khi insulin giãm thấp trong máu ( như khi chúng ta nhịn đói một thời gian ) gan sẽ chuyễn hóa glycogen dự trữ thành glucose để giữ mức độ đường trong máu nằm trong giới hạn bình thường .
Trong đái tháo đường type 2,quá trình này hoạt động không bình thường, thay vì vào trong tế bào, glucose lại tăng cao trong máu. Lý do vì tuyến tụy không tiết đủ insulin hay tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin .