1. Máy đo huyết áp Microlife đo ở tay phải hay tay trái?
Bạn phải phân biệt giữa máy đo huyết áp bắp tay và máy đo huyết áp cổ tay:
Đối với máy đo huyết áp bắp tay Microlife: lúc đầu chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp vài lần ở cả hai tay cùng lúc. Trước khi đo huyết áp, bạn nên thư giãn, ngồi xuống ghế theo đúng tư thế (chú ý không nói chuyện trong khi đo). Nếu chỉ số huyết áp ở tay trái cao hơn hoặc bằng với tay phải, bạn nên tiếp tục đo huyết áp ở tay trái vào những lần sau. Tuy nhiên, nếu huyết áp của bạn cao hơn khi đo ở tay phải, bạn nên tiếp tục kiểm tra huyết áp bằng tay phải vào những lần sau.
Đối với máy đo huyết áp cổ tay Microlife: Máy đo huyết áp cổ tay được thiết kế chỉ đo bên tay trái.
2. Tôi nên đo huyết áp khi nào?
Bác sĩ khuyên bạn chỉ nên đo huyết áp 1-2 lần trong ngày và phải cùng thời gian giữa các ngày. Ví dụ như buổi sáng thức dậy hay bổi tối sau khi ăn cơm xong. Tránh đo quá nhiều lần trong ngày vì khoảng dao động huyết áp trong ngày là khá lớn.
3. Nếu huyết áp thay đổi liên tục, vậy làm sao tôi biết được huyết áp thực của mình?
Huyết áp tuy thay đổi nhưng sẽ dao động trong khoảng trung bình tuỳ thuộc vào thể trạng tâm sinh lý. Nên đo huyết áp ở trạng thái nghỉ ngơi vài lần trong một tuần, bạn sẽ xác định được huyết ap trung bình của mình.
4. Tôi cảm thấy bình thường, nhưng khi đo thấy chỉ số huyết áp cao, có phải do máy đo sai?
Tăng huyết áp được thế giới xem là "Kẻ giết người thầm lặng", vì thế trong giai đoạn đầu tăng huyết áp thường khó nhận biết vì bệnh không biểu hiện ra bên ngoài. Máy đo huyết áp cầm tay Microlife là thiết bị hữu hiệu để bạn theo dõi huyết áp bắt đầu từ giai đoạn tiền tăng huyết áp, cho bạn ý thức về sức khoẻ và phòng tránh bệnh kịp thời. Trong trường hợp này, huyết áp của bạn đã cao (cũng có thể chỉ lên cao trong thời gian ngắn). Bạn cần hết sức chú ý đến chỉ số huyết áp của mình, đặc biệt khi chỉ số cao hơn bình thường.
5. Máy đo huyết áp Microlife sẽ cho kết quả chính xác nhất trong điều kiện đo nào?
Điều kiện đo:
- Bạn nên đo huyết áp ở cùng những thời điểm giống nhau trong ngày, trong cùng điều kiện yên tĩnh và thoải mái tinh thần, ví dụ kiểm tra đo huyết áp sau bữa ăn tối mỗi ngày.
- Ngồi thẳng hoặc tựa lưng ghế trong môi trường yên tĩnh khi đo.
- Không ăn, không hút thuốc hoặc hoạt động gắng sức trước khi đo.
- Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo.
Chuẩn bị đo:
- Đảm bảo vòng bít quấn tay vừa vặn với chu vi bắp tay hoặc cổ tay.
- Chú ý đeo vòng bít đúng theo hướng dẫn sử dụng.
- Quấn vòng bít vào tay và đảm bảo thoải mái, vừa vặn mà không quá chật.
- Đối với máy đo huyết áp bắp tay, bạn nên cẩn thận tránh làm ảnh hướng đến sự tuần hoàn máu bằng việc kéo tay áo lên quá chật. Những loại đồ chất liệu mỏng không ảnh hưởng đến độ chính xác.
- Kết nối vòng bít với máy huyết áp, mở máy lên và bơm vòng áp suất vòng bít theo hướng dẫn sử dụng.
- Đối với máy đo huyết áp cổ tay, đảm bảo vòng bít cao ngang bằng với tim! Chỉ cần khác biệt 15cm độ cao giữa vòng bít tay và tim sẽ làm sai lệch kết quả đo đến 10mmHg!
Trong suốt quá trình đo:
- Không được di chuyển.
- Không được cử động tay đang đo.
- Thở bình thường và không nói chuyện.
6 . Tôi nên đợi bao lâu để tiếp tục lần đo tiếp?
Nếu bạn muốn đo liên tục, bạn nên đợi ít nhất 2 phút trước khi tiếp tục đo lần nữa. Xả áp suất vòng bít trong khi chờ đợi để không ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu.
7. đo huyết áp Microlife có thể sử dụng trong xe cứu thương, trên máy bay và tàu lửa không?
Máy đo huyết áp Microlife áp dụng “phương pháp dao động” trong quá trình dò tìm huyết áp cơ thể. Phương pháp này đòi hỏi điều kiện tĩnh lặng. Bất cứ sự dao động, lắc lư trong xe cứu thương, trên máy bay và tàu lửa nào cũng sẽ gây trở ngại đáng kể đến quá trình dò tìm. Kết quả là bạn sẽ nhận được tín hiệu lỗi “Err” thay vì là chỉ số huyết áp. Do đó bạn có thể phải đo một vài lần để có được kết quả.
8. Tôi có thể sử dụng máy đo huyết áp Microlife ở điều kiện áp suất thấp như trên núi không?
Mỗi lần máy đo huyết áp Microlife được khởi động, tự bản thân nó đã xác định mức áp xuất môi trường. Áp suất bên trong của máy đo huyết áp Microlife được điều chỉnh phù hợp với mức áp suất của môi trường bên ngoài. Do đó bạn có thể đo huyết áp hay cả khi điều kiện áp suất môi trường bên ngoài thấp.
9. Tôi phải theo dõi nhịp tim với máy điều hòa nhịp tim của tôi rất chính xác. Tôi có thể sử dụng kết quả đo nhịp tim của máy đo huyết áp Microlife để thay thế?
Tất cả các loại máy đo tại nhà sử dụng điện đều đo dao động nhịp trong khoảng thời gian ít hơn 1 phút nhiều. Nhưng để kiểm soát nhịp tim chính xác như theo dõi bằng máy điều hòa nhịp tim đòi hỏi khoảng thời gian 60 giây hoặc nhiều hơn. Do đó các thiết bị điện tử không phù hợp với mục đích sử dụng này.
10. Tôi muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình bằng máy đo huyết áp Microlife nhưng máy luôn hiện tín hiệu lỗi “Err” mỗi khi di chuyển. Tại sao máy chỉ có thể sử dụng trong điều kiện tĩnh lặng?
Máy đo huyết áp Microlife áp dụng “phương pháp dao động” để do huyết áp cơ thể. Phương pháp này đòi hỏi sự tĩnh lặng. Bất kỳ sự chuyển động, dao động hoặc lắc lư nào của cơ thể trong quá trình đo cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đo. Máy đo huyết áp Microlife sẽ hiện tín hiệu báo lỗi nếu bạn cử động trong khi đó.
11. Tôi có phải đặt vòng bít ở ngay bắp tay hay có thể đặt ở chỗ khác như cẳng tay hoặc chân để đo?
Đối với máy đo huyết áp bắp tay: Vòng bít của máy đo huyết áp bắp tay chỉ có thể đặt ở bắp tay phải hoặc bắp tay trái mà thôi. Bạn nên đảm bảo rằng số chu vi được ghi trên vòng bít phù hợp với chu vi bắp tay của bạn. Đối với máy đo huyết áp cổ tay: Máy đo huyết áp cổ tay được thiết kế chỉ đo bên tay trái. Vui lòng xem hướng dẫn sử dụng. Máy đo huyết áp chỉ thiết kế để đo ở bắp tay hoặc cổ tay trái, máy sẽ cho chỉ số sai khi bạn đo ở vị trí khác.
12. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không đặt vòng bít cổ tay ngang bằng với tim?
Bạn nên chú ý đặt vòng bít cổ tay ngang bằng với tim trong suốt quá trình đo. Nếu bạn đặt vòng bít cao hơn vị trí của tim 10cm, chỉ số huyết áp sẽ thấp đi 10mmHg trong khi nếu bạn để vòng bít thấp hơn vị trí của tim khoảng 10cm thì chỉ số huyết áp sẽ cao hơn 10mmHg so với bình thường.
13. Tôi nên quan tâm đến vấn đề nào khi tự đo huyết áp ở nhà?
Các bệnh nhân bị cao huyết áp nên hiểu rằng việc thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà là rất quan trọng, vì những kết quả đo này sẽ là những thông tin giá trị giúp bác sĩ có phương pháp điều trị hiệu quả. Bạn nên ghi lại những kết quả huyết áp vào một quyển sách theo dõi và nên ghi thêm những triệu chứng bạn cảm thấy ở cột kế bên như: không khỏe, choáng váng, không ngủ được, quên uống thuốc và những triệu chứng thể chất và tinh thần khác thường. Nên chú ý đo huyết áp vào cùng những thời điểm trong ngày như buổi sáng hoặc tối với cùng một bắp tay hoặc cổ tay. Bạn không nên uống café, rượu hoặc hút thuốc lá trước khi đo huyết áp. Nghỉ ngơi thư giãn 5 phút trước khi đo, ngồi đúng tư thế và trong một không gian yên tĩnh. Đảm bảo tay mang vòng bít phải đặt ngang độ cao của tim nếu bạn sử dụng máy đo huyết áp cổ tay. So sánh huyết áp của bạn khi đo tại nhà và khi đo ở phòng mạch bác sĩ. Cuối cùng, bạn nên mang máy huyết áp của mình đến trung tâm bảo trì của của hang hoặc nhà phân phối để kiểm tra (mỗi 2 năm).
14. Có thật là máy đo huyết áp Microlife sử dụng “phương pháp dao động” không? Nó là phương pháp gì?
Ở phòng mạch bác sĩ hoặc bệnh viện, huyết áp thường được đo theo phương pháp truyền thống là “phương pháp nghe”. Nhịp đập của tim nghe bằng ống nghe. Những âm thanh trong mạch máu sẽ xuất hiện trong các động mạch của bắp tay khi áp suất trong vòng bít đã được bơm căng bắt đầu xả hơi từ từ. Tiếng đập nghe rõ nhất lần đầu tiên sẽ chỉ ra huyết áp tâm thu, tiếng đập nghe rõ nhất cuối cùng chỉ ra huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp đọc được ở cột thủy ngân và đó là lý do tại sao có đơn vị đo mm ở cột thủy ngân (mmHg). Các thiết bị điện tử tự động của Microlife sử dụng phương pháp dao động. Nghĩa là dùng một cảm biến áp suất để chuyển những dao động áp suất thành dao động điện. Các mạch vi xử lý sẽ phân tích các dao động này và đưa ra các chỉ số huyết áp, nhịp tim trên màn hình hiển thị. Mặc dù máy đo huyết áp điện tử không có đồng hồ cột thủy ngân, đơn vị đo vẫn tính bằng mmHg. Bạn nên thông báo với bác sĩ trong trường hợp phát hiện nhịp tim bất thường.
Bài viết liên quan :
Nguồn : microlife.com