1. Chỉ số đường huyết là gì?
Đường huyết hay chỉ số đường huyết là số đo lượng đường trong máu trên một đơn vị thể tích (miligam/decilit hoặc milimol/lit).
Đường huyết là một chỉ số không cố định mà sẽ khác nhau tại mỗi thời điểm, phụ thuộc vào chế độ ăn uống, tập luyện, tình trạng sức khỏe, thời điểm bạn đo là sau ăn hay trước khi ăn, cách bữa ăn bao nhiêu giờ…
Đường huyết khi đói (sau 1 đêm nhịn đói 8 giờ) người bình thường dao động trong khoảng 40 mg/dL (~2 mmol/l). Nếu sau nhiều lần đo đường huyết dao động cao hơn 40mmg/dL thì bạn đã bị rối loạn dung nạp glucose (giai đoạn tiền Đái Tháo Đường), cần phải làm xét nghiệm sinh hóa để xác định bệnh Đái Tháo Đường.
1. Máy đo đường huyết cá nhân là gì?
Máy đo đường huyết cá nhân là một thiết bị điện tử y sinh có chức năng đo lường nồng độ đường trong máu (đường huyết), thích hợp kiểm tra đường huyết mỗi ngày, phục vụ cho kiểm soát hiệu quả tăng đường huyết. Máy đo đường huyết sử dụng và cho kết quả ngay tại nhà không cần phải đến cơ sở y tế.
2. Máy đo đường huyết Microlife gồm những bộ phận nào?
Trọn bộ sản phẩm máy đo đường huyết Microlife MGR 100.
- Máy đọc kết quả: là bộ phận chính đọc và hiển thị chỉ số đường huyết trên màn hình.
- Bút lấy máu: Là loại dụng cụ được gắn kim chích lấy máu (thường lấy máu ở đầu ngón tay).
- Que thử đường: là dụng cụ tiêu hao, có 1 đầu chứa enzyme tác dụng với đường (glucose) trong mẫu máu, đầu còn lại ghim vào máy đo để truyền dữ liệu vào máy phân tích.
3. Máy đo đường huyết Microlife hoạt động như thế nào?
- Để đo lượng đường trong máu, đầu tiên dùng bút lấy máu gắn kim chích 1 giọt máu trên đầu ngón tay. Kết nối que thử vào máy (xem thêm thao tác hướng dẫn sử dụng), đưa đầu que thử tiếp xúc với giọt máu để hút mẫu máu lên que. Tại đầu que thử, enzyme sẽ tương tác với các phân tử đường (glucose) tạo ra một lượng điện tử chuyển vào trong máy đo để phân tích và đo lường. Sau 5 giây nồng độ đường huyết sẽ hiển thị trên màn hình.
4. Đơn vị đo của máy đo đường huyết Microlife là gì?
- Tùy theo nhà sản xuất sẽ sử dụng một trong 2 đơn vị là milimol/lít (mmol/l) hoặc miligam/Decilit (mg/dL). Máy đo đường huyết Microlife sử dụng đơn vị mg/dL. Một sô hãng sử dụng cả 2 đơn vị tuy nhiên điều này dễ dẫn đến nhầm lẫn kết quả. Vui lòng xem “Bảng chuyển đổi đơn vị đường huyết” để chuyển từ kết quả mg/dL sang mmol/l và ngược lại.
5. Máy đo đường huyết Microlife MGR100 có ưu điểm gì?
- Máy đo đường huyết MGR100 có độ chính xác cao nhờ sử dụng enzyme GOD (cùng công nghệ với dòng máy OneTouch Johnson & Johnson), công nghệ enzyme GOD ưu thế hơn các loại khác do enzyme GOD chỉ tương tác với đường D-Glucose (không tương tác với các loại đường khác như D-Mannose, Maltose, Lactose…) cho kết quả nồng độ đường chính xác.
- Máy MGR100 được thiết kế đơn giản, rất dễ sử dụng, màn hình lớn phù hợp với nhu cầu người cao tuổi.
- Máy MGR100 thiết kế nút nhả que, nhả kim an toàn khi sử dụng
- Máy được thiết kế & sản xuất bởi Microlife Thụy Sĩ luôn đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng.
- Giá thành cạnh tranh so với các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
6. Cần phải lưu ý những gì khi sử dụng que Microlife MGR100?
- Que thử đường huyết Microlife MGR100 dạng đóng thành từng lọ, 25 que/lọ.
- Thời hạn dùng que khi chưa mở nắp lọ: 15 tháng (xem trên lọ). Lưu ý không mở nắp que khi chưa sử dụng.
- Thời hạn dùng que khi mở nắp là 3 tháng (còn trong thời hạn chưa mở nắp).
- Lưu trữ que ở nhiệt độ mát 4 - 30 °C, không giữ que trong tủ lạnh, không để khu vực nóng có nhiệt độ trên 32 °C.
- Dùng tay khô khi lấy que từ trong lọ, đóng nắp lại ngay khi lấy que, sau khi lấy que ra ngoài môi trường phải sử dụng ngay trong vòng 2 phút.
7. Tại sao máy Microlife MGR100 phải điều chỉnh code khi sử dụng lọ que mới?
- Mỗi lọ que Microlife MGR100 được cung cấp 1 mã code (2 chữ số) dùng để hiệu chỉnh độ ổn định của enzyme, vui lòng xem hướng dẫn để nhập mã nà (máy Microlife được thiết kế thao tác dễ dàng). Cần phải nhập code chính xác để máy nhận ra hệ số hiệu chỉnh. Một số dòng máy trên thị trường tự động nhận code, chức năng này có ưu điểm giảm bớt thao tác nhưng có rủi ro rất lớn là máy nhận sai code dẫn đến kết quả sai, nhất là sau một thời gian dài sử dụng.
8. Độ chính xác của máy Microlife MGR100 như thế nào?
Máy Microlife MGR100 đạt tiêu chuẩn ISO 15197 (tiêu chuẩn dành riêng cho thiết bị đo đường huyết ngoài cơ thể), độ chính xác Microlife đạt 98.5% theo tiêu chuẩn ISO 15197.
9. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự dao động của chỉ số đường huyết sau nhiều lần đo?
a) Khách quan:
- Sự dao động của nồng độ đường huyết trong cơ thể (có thể lên đến 40 mg/dL (~2 mmol/l) khi đói).
- Vừa mới uống nhiều nước có thể gây kết quả thấp.
- Bệnh lý thiếu máu hoặc nồng độ Vitamin C cao có thể gây kết quả cao.
- Độ chính xác theo tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị đo.
b) Chủ quan:
- Do không rửa tay, nhất là khi ngón tay có mồ hôi.
- Do sử dụng que thử quá hạn sử dụng hoặc que thử bị hư hỏng do bảo quản và cách sử dụng (ví dụ không đóng nắp ngay khi mở).
- Giọt mẫu máu quá nhỏ không đạt chuẩn.
- Do hiệu chỉnh sai code hiệu chuẩn của từng lọ que (lưu ý máy tự động nhận code cũng có thể nhận sai).
- Do thao tác đo không đúng, như dùng tay nặn giọt máu quá mạnh, gắng que thử vào máy không chặt, thao tác lấy máu từ giọt máu lên que sai hoặc không đủ.
10. Cần lưu ý điều gì khi sử dụng máy đo đường huyết Microlife MGR100
- Máy đo đường huyết Microlife MGR100 được sản xuất với tiêu chuẩn cao là công cụ tin cậy và hữu ích để tầm soát và hỗ trợ điều trị Đái Tháo Đường.
- Không dùng kết quả chỉ số đường huyết từ máy để điều chỉnh chế độ dùng thuốc khi chưa có ý kiến của Bác sĩ.
- Để điều trị Tăng đường huyết tích cực, cần theo dõi đường huyết mỗi ngày vào buổi sang trước khi ăn để hỗ trợ cho chẩn đoán và sử dụng thuốc hiệu quả.
- Sử dụng đúng thiết bị theo sách hướng dẫn và thao tác đúng sẽ cho kết quả đường huyết tin cậy.