Sốt xuất huyết ở trẻ em, dấu hiệu nhận biết
Ngày đăng: 20-05-2014 04:46:50
Xuất sốt huyết là bệnh khá nguy hiểm ở các nước nhiệt đới đặc biệt là ở trẻ em, do trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu,bệnh thường diễn biến phức tạp vào mừa mưa , các bậc phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu để phát hiện và có những biện pháp xử lí kịp thời khi trẻ có dấu hiệu bị sốt xuất huyết sau đây là một vài kiến thức căn bản về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ
Nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết:
- Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy.
- Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.
- Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.
- Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).
- Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.
Biến chứng
Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, phần lớn tự khỏi. Tuy nhiên, khoảng 1/4 số bệnh nhân có biến chứng sốc, xuất huyết tiêu hoá. Tỷ lệ tử vong ở những người bị biến chứng sốc là 2-3%.
Xử trí
Khi phát hiện trẻ bị sốt xuất huyết, gia đình cần:
- Theo dõi sát.
- Cho trẻ uống nhiều nước (bất kỳ nước gì mà trẻ thích).
- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cho uống thuốc hạ nhiệt như Paracetamol (tuyệt đối không dùng Aspirin vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu).
- Cần đưa trẻ đến viện ngay nếu thấy có dấu hiệu nặng như chảy máu cam, lừ đừ, kêu đau bụng.
- Nếu nhà xa, cần đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất. Tại đây, trẻ có thể được truyền dịch theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế và nếu cần sẽ chuyển đến bệnh viện sau.
Tổng hợp