Câu hỏi thường gặp về kiểm soát huyết áp
 

1. Huyết áp cao/thấp xuất hiện như thế nào?

Một phần của não, còn gọi là trung tâm tuần hoàn máu là nơi quyết định mức độ của huyết áp và được điều hoà bằng những thông tin phản hồi từ hệ thần kinh trung ương. Cường độ và tần số của tim (xung mạch), cũng như bề rộng của các thành mạch máu khi thay đổi sẽ điều chỉnh mức độ của huyết áp. Mức huyết áp động mạch thay đổi định kỳ trong suốt quá trình hoạt động của tim: Trong quá trình “đẩy máu ra” (tâm thu), giá trị đạt tối đa (mức áp lực tâm thu), ở cuối “chu kỳ nghỉ” của tim (tâm trương) đạt giá trị tối thiểu (mức áp lực tâm trương). Các trị số áp suất phải nằm trong mức bình thường để ngăn ngừa những căn bệnh đặc trưng.

 

 

2. Mức nào được coi là bình thường?

Nếu, ở trang thái nghỉ, huyết áp tối thiểu trên 90mmHg và/hoặc huyết áp tối đa trên 140mmHg thì gọi là cao huyết áp. Trong trường hợp đó,vui lòng tham vấn bác sĩ. Nêu huyết áp ở mức đo trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn đo mối liên hệ mật thiết giữa áp lực mạch máu với các cơ quan trong cơ thể.

Bạn cũng cần phải tham vấn bác sĩ nếu huyết áp cũng quá thấp, như huyết áp tối đa dưới 100mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg. Trong trường hợp huyết áp bình thường, tốt nhất bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên. Nhờ đó bạn có thể phát hiện những thay đổi bước đầu của huyết áp và có kế hoạch ngăn chặn kịp thời.

Nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị dùng thuốc để hạ huyết áp. Nên ghi lại giá trị huyết áp bằng các thiết bị đo cá nhân tại những thời điểm đặc biệt trong ngày. Đem những sô liệu đó gặp bác sĩ. Đừng bao giờ dùng những số liệu đó mà tự ý thay đổi hay giảm lượng thuốc nếu chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

Sau đây là bản phân loại huyết áp theo mmHg của WHO
 

Mức độ

Huyết áp tối đa

Huyết áp tối thiểu

Huyết áp thấp                 

Dưới 100              

Dưới 60

Bình thường                   

Từ 100 - 120        

 Từ 60 - 80

Cao huyết áp vừa phải   

Từ 140- 160         

 Từ 90 - 100

Cao huyết áp trung bình

Từ 160 - 180       

Từ 100 - 110

Cao huyết áp quá mức   

Trên 180              

Trên 110

 

 

3. Chúng ta nên làm gì, nếu được xác định là cao/hạ huyết áp?

1. Tham vấn bác sĩ

2. Quan tâm đến sức khoẻ bằng cách thay đổi những thói quen, lối sống hàng ngày, vừa giúp ngăn ngừa tăng huyết áp, vừa giúp huyết áp trở về bình thường, cụ thể như:

A) Thói quen ăn uống

    Cố gắng đạt cân nặng nhất định phù hợp với tuổi tác
    Tránh hấp thụ nhiều muối
    Tránh ăn thực phẩm nhiều chất béo

B) Phòng tránh bệnh có thể dẫn đến cao huyết áp

    Theo những chỉ dẫn y học để phòng tránh, ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường, rối loạn trao đổi chất và bệnh gút

C) Thói quen

    Bỏ thuốc lá
    Chỉ uống rượu với lượng vừa phải
    Hạn chế uống cà phê

D) Thể trạng cơ thể

    Tập thể dục đều đặn
    Chọn những môn thể thao nhẹ nhàn không đòi hỏi tập luyện quá sức
    Trong lúc luyện tập, tránh luyện tập quá sức, tránh đạt đến giới hạn cơ thể
    Với những căn bệnh trước hoặc ở độ tuổi trên 40, tốt nhất bạn nên tư vấn bác sĩ để lựa chọn môn thể thao phù hợp.


 

4. Hoạt động thể thao nào thích hợp cho người mắc chứng cao huyết áp?

Với bệnh cao huyết áp thông thường, những nhánh cuối cùng của động mạch (tiểu động mạch) bị thắt lại, làm tăng trở kháng đến quá trình tuần hoàn. Các cơ vận động sẽ làm cho  các tiểu động mạch nới rộng ra, vì thế sự vận động của cơ phụ thuộc nhiều vào máu giàu oxi. Chương trình tập thể dục thể thao rèn luyện sức bền phải kéo dài ít nhất 30 phút thì mới có hiệu quả điều trị hữu hiệu bệnh cao huyết áp, một số hoạt động thể thao điển hình: đi bộ nhanh, đi bộ trên núi, chạy bộ, đạp xe, trượt tuyết việt dã, bơi lội (không áp lực thời gian, nước không quá nóng cũng như quá lạnh), khiêu vũ...
Các nhóm cơ lớn vận động nhịp nhàng cùng với những hoạt động thể thao. Nhịp tim nhanh hơn và huyết áp tăng lên, nhưng không quá đột ngột. Một số môn thể thao làm căng cơ mà không cần chương trình vận động đều đặn là không thích hợp cho người mắc bệnh huyết áp cao. Dạng thể thao này (ví dụ: môn nâng tạ) làm cho áp huyết tăng một cách đột ngột.


 

5. Dược phẩm gây ra sự rối loạn tác dụng (potency order). Tôi có thể làm gì?

Ngoài các loại dược phẩm, là nguyên nhân chính hoặc góp phần gây ra sự rối loạn tác dụng, còn có những yếu tố liên quan khác như: tuổi tác, tình trạng thể chất và tinh thần, rượu, các chất có chứa nicotine và những căn bệnh liên đới như tiểu đường. Các nhóm thuốc sử dụng liều lượng cao như nhóm thuốc lợi tiểu và nhóm thuốc ức chế beta giao cảm dễ gây tác dụng phụ trong rối loạn điều trị hơn các nhóm thuốc ức chế canxi, nhóm thuốc ức chế men chuyển ACE và cả nhóm thuốc ức chế Angiotensin II.


 

6. Tôi có cần phải uống “thuốc hạ huyết áp” trong thời gian dài?

Việc kiểm soát tốt áp huyết của bạn có thể giúp tránh được sự tổn thương các thành động mạch và tổn thương đến tim, não và thận. Nếu bạn mắc bệnh cao huyết áp cấp độ nặng thì việc điều trị đòi hỏi bạn phải sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài, khi mà việc điều trị không dùng thuốc (chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm cân, giảm mặn và béo trong thức ăn, bớt uống rượu, tránh căng thẳng quá mức, bỏ thuốc lá) không đủ tác dụng và áp huyết của bạn không thể giảm đến giá trị bình thường 135/85 mmHg.
Thay đổi cách sống, cách sinh hoạt và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ sẽ có ảnh hưởng rất tích cực và bạn có thể từ từ giảm liều lượng thuốc sau một thời gian.


 

7. Tôi có thể ngưng sử dụng thuốc khi thấy khỏe hơn?

Sự lo âu, căng thẳng thần kinh sẽ làm huyết áp tăng cao hơn cũng là điều bình thường và không có gì phải quá lo lắng khi huyết áp tăng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị cao huyết áp chỉ khi trị số áp huyết của bạn luôn cao ngay cả khi nghỉ ngơi, không hoạt động hoặc khi thần kinh không căng thẳng quá mức. Do đó bạn không nên ngưng sử dụng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe. Bởi vì huyết áp của bạn sẽ tăng trở lại đến mức cao ban đầu sau khi ngưng sử dụng thuốc.


 

8. Tôi có thể ngưng thuốc vào ngày cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ?

Bạn phải tiếp tục sử dụng thuốc dù bạn đang đi nghỉ thư giãn, du lịch mạo hiểm hay một kỳ nghỉ nhiều hoạt động, vì ngay khi việc điều trị bị gián đoạn, huyết áp của bạn sẽ gia tăng. Nếu bạn di chuyển bằng máy bay, bạn nên cất thuốc vào túi hành lý xách tay phòng trường hợp hành lý ký gửi của bạn bị thất lạc. Nếu bạn dự định đi du lịch nước ngoài, tốt nhất là nên tham vấn bác sĩ phụ trách điều trị thời gian nào bạn nên dùng thuốc trong trường hợp trái múi giờ.


 

9. Tôi có thể ngưng thuốc khi có phản ứng phụ?

Thật đáng trách nếu lờ đi những triệu chứng gây khó chịu do tác dụng phụ của thuốc trong khi điều trị cao huyết áp. Do đó bạn nên trở lại cho biết sĩ biết tất cả những phản ứng phụ gây ra cho bạn. Thông thường có thể nâng khả năng chịu đựng thuốc bằng cách giảm liều lượng, chuyển sang phương pháp điều trị không sử dụng thuốc hoặc chuyển từ phương pháp điều trị dùng một loại thuốc sang việc kết hợp 2 loại khác nhau.


 

10. Các tác dụng phụ có được dự đoán trước trong điều trị sử dụng thuốc?

Ở giai đoạn đầu của việc điều trị, một số loại dược phẩm có thể gây tác dụng phục với các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng khi áp huyết giảm quá nhanh. Cơ thể bạn phải từ từ quen dần với mức huyết áp thấp hơn và sau một thời gian những triệu chứng trên không xuất hiện nữa. Chỉ có một số người khi sử dụng thuốc hạ huyết áp một thời gian vẫn bị tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, cũng có những tác dụng phụ là đặc thù của một loại thuốc nào đó, mà bạn không thể tránh cho dù có giảm liều lượng. Lấy ví dụ khi bạn điều trị bằng nhóm thuốc ức chế men chuyển ACE, và bị chứng ho khan nhẹ do tác dụng phụ của thuốc. Nếu chứng ho làm bạn rất khó chịu, bác sĩ có thể chuyển sang điều trị bằng nhóm thuốc khác như nhóm ức chế Angiotensin II.

Phản ứng phụ xuất hiện trên da, như ngứa và nổi mẩn, cũng cần phải đổi thuốc. Một số phản ứng phụ không gây hại thường gặp khi điều trị bằng nhóm thuốc ức chế can-xi như: nhức đầu, đỏ mặt, chân và mắt cá bị sưng (phù, nề) và bị táo bón. Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi điều trị bằng nhóm thuốc ức chế beta giao cảm là mệt mỏi, tay và chân bị lạnh. Lượng can-xi trong máu thấp, bệnh gout và hiện tượng chuột rút có thể là những phản ứng phụ của nhóm thuốc lợi tiểu. Những loại thuốc ít tác dụng phụ nhất hiện nay là nhóm thuốc ức chế Angiotensin II.


 

11. Huyết áp có khả năng hạ quá thấp khi điều trị?

Huyết áp đôi khi cũng có thế hạ xuống mức quá thấp do điều trị. Điều này dẫn đến một số triệu chứng như chóng mặt khi đứng dậy đột ngột hoặc cúi xuống, cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng trầm trọng. Bạn nên để ý đến những triệu chứng đặc trưng trong trường hợp huyết áp hạ quá thấp (chứng hạ huyết áp / chứng xuống máu) và đến gặp bác sĩ để điểu chỉnh việc điều trị cho thích hợp. Tuy nhiên, nếu áp huyết của bạn thấp nhưng không có vấn đề gì thì không nên thay đổi phương pháp điều trị hiện tại.


 

12. Huyết áp có phụ thuộc vào lứa tuổi?

Thông thường, huyết áp ở người cao tuổi cao hơn những người trẻ do độ đàn hồi của mạch máu ở những người cao tuổi giảm. Nhưng trong một số trường hợp, trị số áp huyết ở người cao tuổi thường không cao quá 140/90 mmHg.


 

13. “Hiệu ứng áo choàng trắng” là gì?

“Hiệu ứng áo choàng trắng” (WCH) là cách gọi đặc biệt cho trường hợp trị số huyết áp của bệnh nhân do bác sĩ hoặc y tá (mặc áo choàng trắng) đo tại phòng khám cao hơn trị số thực. Bênh nhân thường có tâm lý hồi hộp và lo lắng khi đến môi trường y tế, điều này làm cho huyết áp tăng theo. Vấn đề ở chỗ trị số huyết áp của bệnh nhân có thể không quá cao trong điều kiện bình thường nhưng lại bị chẩn đoán là cao huyết áp theo kết quả đo của bác sĩ dù kỹ thuật đo của bác sĩ là đúng. Máy đo huyết áp tại nhà là một lựa chọn lý tưởng để tránh “hiệu ứng áo choàng trắng”. Nhiều cuộc nghiên cứu dài hạn cho thấy những người thường có trị số huyết áp đo tại phòng khám cao hơn trị số thực thì nguy cơ phát triển chứng cao huyết áp cũng cao. Do đó, những bệnh nhân này nên kiểm tra huyết áp của họ thường xuyên.


 

14. Tôi biết trị số huyết áp thay đổi từng ngày và do đó tôi đo được những kết quả khác nhau. Tuy nhiên xin cho biết trị số huyết áp như thế nào thì thật sự là cao?

Khi theo dõi huyết áp tại nhà, bạn nên lấy trung bình nhiều lần đo, trong vài ngày, trong cùng một điều kiện như nhau và cùng một thời điểm trong ngày để lấy kết quả huyết áp của cá nhân bạn. Ví dụ, bạn đo huyết áp mỗi ngày sau bữa ăn tối 1 giờ, đo liên tục trong vòng 3 ngày và các trị số đo được không có sự chênh lệch quá lớn. Lấy trung bình các trị số này là kết quả huyết áp của bạn.

Bài viết liên quan : 

Nguồn : microlife.com

Đại lý phân phối

Dụng cụ y khoa Huy Hoàng

Sự kiện
SP quan tâm nhiều nhất
Đọc nhiều nhất
Hỗ trợ trực tuyến

© 2013 Microlifevn.com
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y SINH
24 Bàu cát 6, P. 14, Q. Tân Bình, Tp. HCM
Tel: (08) 35399709 - 35399809
Fax: (08) 3810 7019
Email: info@biomeq.com.vn
 

Thời Gian Làm Việc Microlife

Sáng 8h -11h30,  Chiều từ : 13h30 - 17h

Nghỉ thứ 7 & Chủ Nhật