Chế độ ăn ít natri, tốt cho người bệnh tim mạch

(momega) - Việc ăn quá nhiều natri sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch. Nó sẽ làm hư hại mạch máu, làm động mạch bị cứng và hẹp hơn dễ dẫn đến xơ vữa và các bệnh lý tim mạch.

Muối (natri chloride) giữ một số vai trò nhất định. Nó giúp thực phẩm không bị hỏng bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật. Muối còn làm tăng hương vị cho món ăn. Ví dụ: muối sẽ kích thích vị ngọt trong bánh ngọt và bánh quy; giảm độ khô trong thực phẩm. Nhưng có phải các thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều muối không? Các chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm không nghĩ như vậy. Thực chất trong các sản phẩm chế biến sẵn chứa nhiều natri. Việc ăn quá nhiều natri sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch. Nó sẽ làm hư hại mạch máu, làm động mạch bị cứng và hẹp hơn dễ dẫn đến xơ vữa và các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra trong các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp còn thường dùng chất bảo quản như natri nitrate.

Lượng natri được khuyên dùng cho người bình thường là 2.300 mg mỗi ngày.

Để giảm lượng natri trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn nên:

- Ăn nhiều đồ ăn tươi sống như hoa quả, rau củ tươi, ngũ cốc nguyên vỏ, thịt nạc, cá và gia cầm chưa qua chế biến. Thịt bỏ, thịt heo và da cầm nạc cũng tốt nhưng không nên quá 170 gram mỗi ngày. (Chỉ một lượng nhỏ natri có trong các nguồn thực phẩm tự nhiên này)

- Thay thế các thực phẩm nhiều natri bằng các sản phẩm hàm lượng natri thấp hoặc các sản phẩm không thêm muối.

- Khi đi ăn ngoài, yêu cầu nhà hàng không thêm muối vào đồ ăn. Hãy gọi thêm nước sốt và salad để bạn kiểm soát lượng bạn sử dụng.

- Sử dụng thảo dược hoặc gia vị khác thay vì muối để thêm hương vị cho món ăn.