Tại sao tôi phải nên sử dụng máy đo huyết áp tại nhà?

Cao huyết áp (CHA) hoặc tăng huyết áp là một loại bệnh khá nghiêm trọng, ở nước Mỹ cứ 3 người lớn tuổi thì có 1 người mắc bệnh này. CHA thường không có triệu chứng. Nếu không được kiểm soát CHA có thể dẫn đến suy tim, đột quy hoặc suy thận, nhưng diễn biến bệnh này có thể không bị phát hiện trong khoảng thời gian dài mà bạn không hay biết. Điều quan trọng là khi phát hiện bạn có nguy cơ mắc bệnh, CHA nói chung có thể được điều trị hiệu quả với sự giúp đỡ của bác sĩ.


Bình thường huyết áp của người dao động từ 90/50 – 139/89 mmHg (là trị số huyết áp tâm thu / huyết áp tâm trương). Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào áp lực bơm máu của tim, sức co dãn của thành mạch máu, lượng máu trong cơ thể và thay đổi thường xuyên tùy theo các trạng thái thời gian, hoạt động thể lực và cảm xúc.Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (HA tối đa) ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) ≥ 90mmHg.

Phát hiện tăng huyết áp, theo dõi trị số huyết áp thường xuyên là việc cần thiết và hữu ích. Việc đo huyết áp tại nhà không quá phức tạp, không đòi hỏi trang thiết bị quá đắt tiền, cách sử dụng dụng cụ cũng như cách thức đo dễ dàng, đơn giản.

Đo huyết áp là phương pháp đơn giản và duy nhất để phát hiện tăng huyết áp. Để đo huyết áp được chính xác, điều trước tiên là phải đảm bảo máy đo huyết áp có chất lượng tốt. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại huyết áp kế hay còn gọi là máy đo huyết áp: huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế điện tử. Trong đó, huyết áp kế thủy ngân là loại máy đo huyết áp chính xác nhất.

Ở một số nước phát triển cũng đã khuyến cáo nên sử dụng máy đo huyết áp điện tử ở bệnh viện, phòng khám thay cho loại máy đo huyết áp thủy ngân, do nguy cơ độc hại của thủy ngân gây ra. Tuy nhiên, ở Việt nam huyết áp kế điện tử mới chỉ được dùng phổ biến trong gia đình và một số phòng khám. Trong các loại máy đo huyết áp điện tử dành cho người bệnh tự theo dõi ở nhà thì có 2 loại là máy đo huyết áp cổ taymáy đo huyết áp bắp tay

Bệnh huyết áp cao được ví như một “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó có thể đến bất cứ lúc nào và không loại trừ người nào cả. Với một bệnh nhân được chẩn đoán Tăng huyết áp, việc biết tự kiểm tra và theo dõi huyết áp tại nhà là hết sức cần thiết. Đây là một việc làm đơn giản, dễ thực hiện và không đòi hỏi phương tiện, trang bị gì quá đắt tiền đồng thời giúp tránh được hiện tượng “Tăng huyết áp áo choàng trắng” là tình trạng huyết áp của người bênh tăng cao khi tiếp xúc với thầy thuốc. Bệnh nhân có thể tự đo được huyết áp trong các tình trạng khác nhau của cơ thể cả khi nghỉ ngơi hay sau khi có những hoạt động gắng sức hoặc xúc cảm, nhờ đó biết được huyết áp của mình trong các trạng thái này. Có thể giúp tự đánh giá được tác dụng của các thuốc điều trị đang được dùng.

Máy đo huyết áp được xem là bảo hiểm sức khỏe, người bạn đồng hành, vật dụng nên có trong mỗi gia đình khi trong nhà bạn có người cao tuổi hay người bị bệnh huyết áp. Nhưng mua loại máy đo nào nhỏ gọn, tiện lợi, đo nhanh và có độ chính xác cao thì không phải bệnh nhân nào cũng biết. Bởi khi có ý định mua máy nhiều người còn “nghe ngóng”, chắt lọc từ ý kiến của những người đã từng sử dụng.

Để việc tự theo dõi huyết áp tại nhà chính xác và hiệu quả, cần tuân thủ các bước sau:
1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.

2. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.

3. Tư thế khi đo: Người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế đứng hay không.

4- Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.

5. Bề dài bao đo (nằm trong băng cuốn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Túi hơi đặt ở mặt trước của cánh tay, sao cho ống nghe (được cấu tạo sẵn trong dây đo) nằm ngay trên động mạch cánh tay. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.

6. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp sau.

7. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa hai lần đo chênh nhau trên 10mHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp được nghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối.

8. Mỗi người nên có một cuốn sổ nhỏ ghi lại ngày, giờ và kết quả đo. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu / huyết áp tâm trương (ví dụ: 126/82 mmHg). Không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo.

9. Không nên đo quá nhiều lần trong ngày nếu không cần thiết. Có thể đo vào mỗi sáng hay tối tùy theo đặc điểm từng người. Hoặc đo khi có triệu chứng bất thường như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, mệt…





Với những trường hợp sau thì nên đến gặp bác sỹ ngay, không nên tự uống thuốc hay chờ đến đúng ngày hẹn mới đi khám lại:


- Kết quả đo không phù hợp với triệu chứng hiện có. Ví dụ như bệnh nhân chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn… nhưng kết quả vẫn bình thường.
- Kết quả đo được quá cao hay quá thấp.
- Với người đang có bệnh huyết áp, không nên tự đo và tự uống hay ngưng thuốc mà không đi tái khám trong thời gian dài, ngay cả khi kết quả cho thấy huyết áp ổn định.
Việc kiểm soát được huyết áp chủ yếu trong cộng đồng có ý nghĩa quyết định và mang lại lợi ích đáng kể trong việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh Tăng huyết áp, hạn chế được các tai biến do Tăng huyết áp gây ra.