8 sai lầm thường gặp trong kiểm soát bệnh tiểu đường

Ngày đăng: 03-03-2016 10:21:46

Lo lắng chắc hẳn là cảm xúc đầu tiên của bạn khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Đó là điều tất nhiên do chẳng ai mong muốn mình mắc bệnh nhất là đối với một bệnh cần chế độ chăm sóc cũng như điều trị phức tạp. Trong quá tình điều trị không thể chắc chắn rằng bạn không mắc những sai lầm. Nhưng biết nhận ra sai lầm của mình cũng như nhìn nhận được các sai lầm của người khác sẽ giúp bạn hạn chế, nhanh chóng khắc phục giúp đạt được hiệu quả cao trong kiểm soát bệnh tiểu đường.


8 sai lầm thường gặp trong kiểm soát bệnh tiểu đường

Sai lầm 1: Không lưu trữ insulin đúng cách

 
Nhiều người lầm tưởng rằng nên bảo quản insulin ở nhiệt độ càng thấp càng tốt. Nhưng thực tế, nếu insulin bị đông lạnh hoặc được cất giữ ở nhiệt độ quá cao thì sẽ không còn tác dụng. Chính vì vậy, nhà sản xuất khuyến cáo rằng nên lưu trữ insulin trong ngăn mát của tủ lạnh (2 - 10oC) và tránh ánh nắng mặt trời. Thật sai lầm nếu bạn đang lưu trữ chúng trong bếp, ngăn kéo bàn làm việc, hay bàn cạnh gường ngủ.

Sai lầm 2: Không kiểm tra đường huyết đúng cách

Nếu bạn không biết cách kiểm tra đường huyết hoặc gặp khó khăn trong việc đọc chỉ số này trên máy đo tốt nhất hãy hỏi ý kiến của bác sỹ hoặc nơi mà bạn mua dụng cụ này. Thêm vào đó, bạn nên rửa tay kỹ trước khi thử nghiệm và không nên nặn ngón tay khi lấy máu mà nên để giọt máu chảy tự nhiên.
Thao tác đúng cách là điều kiện quan trọng để có kết quả đo đường huyết chính xác

Sai lầm 3: Không theo dõi quá trình tiêm insulin

Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ để thiết lập một lịch trình tiêm insulin cụ thể. Liều lượng sử dụng đã được chỉ định cụ thể và nếu bạn dùng cả thuốc đường uống thì các bác sỹ sẽ cân bằng lại liều phù hợp. Điều bạn cần làm là theo dõi sát sao sau quá trình tiêm insulin bởi vì những tác động trong sinh hoạt hàng ngày như: thức ăn, căng thẳng tâm lý, hoạt động thể chất và bệnh mắc kèm cũng có thể ảnh hưởng đến liều insulin. Đồng thời kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát tốt được liều lượng insulin.

Sai lầm 4: Bỏ qua bữa ăn

Sai lầm lớn nhất và để lại hậu quả nhiều nhất nếu bạn bỏ qua bữa ăn. Vì lượng đường trong máu có thể giảm xuống quá thấp gây hạ đường huyết đặc biệt là sau khi bạn uống thuốc điều trị tiểu đường. Bạn nên chia đều các bữa ăn trong ngày bằng cách: thay vì ăn một hoặc hai bữa, bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều quan trọng là chế độ ăn của bạn nên hạn chế muối, đường và chất béo. Bạn nên tích cực ăn nhiều trái cây ít đường, rau xanh, đậu, ngũ cốc, cá… Nếu cần thiết bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.

Sai lầm 5: Không tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh cũng như cơ thể dẻo dai, xua tan những căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, duy trì tập luyện đều đặn giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, hạn chế sự đề kháng insulin. Tuy nhiên nên xây dựng một kế hoạch tập luyện hợp lý, không nên tập quá sức vì nó có thể làm hạ đường huyết của bạn. Bạn nên duy trì tập luyện đều đặn 30 – 45 phút mỗi ngày.
Thường xuyên tập thể dục thể thao hỗ trợ tích cực cho việc điều trị Đái Tháo Đường

Sai lầm 6: Không chăm sóc bàn chân

Biến chứng loét bàn chân là một trong những biến chứng thần kinh phổ biến và đặc biệt nghiêm trọng ở người bệnh tiểu đường. Các dấu hiệu ban đầu bạn có thể gặp phải như châm chích, nóng rát bàn chân… Những triệu chứng này có thể dễ dàng bị bỏ qua, nhưng càng về sau lại càng trở nên nghiêm trọng. Bạn có thể hạn chế bằng cách kiểm tra bàn chân mỗi ngày, phát hiện sớm các vết sưng, vết cắt hoặc vết rộp, cắt móng chân thường xuyên. Bên cạnh đó, để giúp cho máu lưu thông tốt hơn, bạn có thể thực hiện các động tác massage hàng ngày, hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
Không nên bỏ qua việc theo dõi tình trạng bàn chân khi bị Đái Tháo Đường

Sai lầm 7: Không tái khám sức khỏe định kỳ

Đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Vì bệnh tiểu đường có thể sẽ làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, gan, thận,… Khám sức khỏe định kỳ không những giúp bạn xác định được việc kiểm soát giá trị đường huyết có tốt không mà còn giúp phát hiện được sớm các dấu hiệu của biến chứng từ đó có hướng điều trì phù hợp để hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn.

Sai lầm 8: Đặt mục tiêu không thực tế khi tập thể dục

Khi bắt đầu quá trình luyện tập, đặt mục tiêu là điều quan trọng, đặc biệt là khi bạn đã không hoạt động trong một thời gian dài. Tập quá nhiều trong một thời gian ngắn có thể khiến bạn đau và cảm thấy chán nản, thậm chí có thể bị tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như thay vì đi bộ nhiều, bạn nên đi nhẹ nhàng, đều đặn 10 phút mỗi ngày. Bạn cũng không nên thức dậy quá sớm vào buổi sáng để tập thể dục và tham khảo ý kiến của bác sỹ về môn thể thao nào bạn có thể tập luyện và tập bao nhiêu thời gian trong ngày.
 

Một quan niệm sai lầm nữa đối với người bệnh tiểu đường đó chính là việc nghĩ rằng kiểm soát tốt giá trị đường huyết sẽ không xuất hiện biến chứng. Điều này đúng mà chưa đủ. Vì biến chứng vẫn có thể âm thầm tiến triển ngay cả khi bạn kiểm soát tốt giá trị đường huyết. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và sử dụng thêm các giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng là cần thiết để giúp bạn sống thoải mái hơn cùng bệnh tiểu đường.

Xuân Hòa
Nguồn: bienchungtieuduong.vn

 

Bài viết cùng chủ đề
Đại lý phân phối

Sự kiện
SP quan tâm nhiều nhất
Đọc nhiều nhất
Hỗ trợ trực tuyến

© 2013 Microlifevn.com
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y SINH
112/1 Phổ Quang, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Tel: (028) 353 99 709 - 353 99 809
Fax: (028) 3810 7019
Email: info@biomeq.com.vn
 

Thời Gian Làm Việc Microlife

Sáng 8h -11h30,  Chiều từ : 13h30 - 17h từ Thứ Hai đến Thứ Sáu

Nghỉ thứ 7 & Chủ Nhật và ngày Lễ