Chẩn đoán các biến chứng của đái tháo đường

Ngày đăng: 03-06-2014 02:30:50

Bệnh nhân bị đái tháo đường cần phải được kiểm tra thường xuyên để phát hiện ra những dấu hiệu sớm của biến chứng và  đôi khi cũng cần phải có sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân nên được khám mắt định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm bởi bác sĩ nhãn khoa để tầm soát bệnh lý võng mạc do đái tháo đường có thể dẫn đến mù.

Cần phải thử nước tiểu để tìm protein (microalbumin) ít nhất một hoặc 2 lần mỗi năm. Sự xuất hiện của protein trong nước tiểu là dấu hiệu sớm của bệnh lý về thận của đái tháo đường, có thể gây ra suy thận.

Cũng cần nên kiểm tra cảm giác chân thường xuyên bằng âm thoa hoặc bằng một dây đơn. Bệnh lý thần kinh do đái tháo đường có thể gây loét ở chi dưới và thường dẫn đến việc phải cắt cụt bàn hoặc cẳng chân.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bàn chân, phần dưới cẳng chân để phát hiện ra những vết đứt, vết xước, vết phỏng hoặc những tổn thương khác có thể bị nhiễm trùng.

 Bệnh nhân cũng sẽ được tầm soát thường xuyên những tình trạng có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, tăng cholesterol.

 

Thử đường huyết trên ngón tay: đây là một xét nghiệm dùng để tầm soát nhanh và có thể thực hiện được ở bất kỳ đâu.

Xét nghiệm này không cho kết quả chính xác bằng cách thử máu bệnh nhân ở phòng xét nghiệm nhưng dễ thực hiện và cho kết quả ngay lập tức.

thử đườn huyết

Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đâm vào ngón tay của bệnh nhân để lấy mẫu máu, sau đó đặt vào một que thử, đưa que thử vào máy để đọc kết quả đường huyết. Máy thử chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng 10% so với giá trị thực được đo ở phòng xét nghiệm.

Xét nghiệm này có thể cho kết quả thiếu chính xác hoặc quá cao hoặc quá thấp, do đó nó chỉ được dùng trong những nghiên cứu tầm soát sơ bộ. Đây là cách mà hầu hết những bệnh nhân bị đái tháo đường dùng để theo dõi đường huyết tại nhà.

 

Thử đường huyết lúc đói: bệnh nhân được yêu cầu không được ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng 8 giờ trước khi lấy máu (thường là  vào đầu buổi sáng). Nếu nồng độ đường huyết bằng hoặc cao hơn 126 mg/dL mà không ăn uống gì, có thể bệnh nhân đã bị đái tháo đường.

Nếu kết quả bất thường, xét nghiệm này sẽ được thực hiện lại vào một ngày khác để khẳng định lại kết quả, hoặc bệnh nhân sẽ được cho thử test dung nạp glucose qua đường uống hoặc cho đo glycosylated hemoglobin (còn được gọi là hemoglobin A1c) để xác định chẩn đoán.

Nếu kết quả đường huyết cao hơn 100 nhưng thấp hơn 126 mg/dL, bệnh nhân được chẩn đoán là rối loạn đường huyết lúc đói (IFG - impaired fasting glucose). Đây được xem là giai đoạn tiền đái tháo đường. Bệnh nhân không bị đái tháo đường nhưng có nguy cơ cao tiến triển thành đái tháo đường trong một tương lai gần.

 

Test dung nạp glucose qua đường uống: cách thực hiện bao gồm: lấy máu để thử đường huyết lúc đói, sau đó lấy máu lần thứ hai 2 giờ sau khi uống nước có chứa 75 gr đường.

Nếu đường huyết sau khi uống nước đường cao hơn hoặc bằng 200 mg/dL thì có thể kết luận bệnh nhân bị đái tháo đường.

Nếu đường huyết nằm trong khoảng 140 - 199, thì bệnh nhân được chẩn đoán là giảm dung nạp glucose (IGT - Impaired glucose tolerance), đây cũng được xem là giai đoạn tiền đái tháo đường.

 

Xét nghiệm Glycosylated hemoglobin hoặc hemoglobin A1c: đây là xét nghiệm đo nồng độ đường trong máu trong vòng 120 ngày trước đó (dựa vào đời sống trung bình của hồng cầu).

Glucose thừa trong máu bị gắn vào hemoglobin trong hồng cầu và nằm ở đó trong suốt giai đoạn sống của hồng cầu.

Người ta có thể đo được tỷ lệ hemoglobin có gắn glucose thừa trong máu. Xét nghiệm này cũng cần phải lấy một ít máu làm mẫu thử.

Xét nghiệm hemoglobin A1c (HbA1c) là phương pháp tốt nhất để kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân bị đái tháo đường. HbA1c cho kết quả bằng hoặc thấp hơn 7% có nghĩa là đường huyết được kiểm soát tốt. Nếu kết quả bằng hoặc cao hơn 8% cho biết đường huyết đã tăng quá cao trong thời gian dài.

HbA1c có ích trong theo dõi bệnh hơn là trong chẩn đoán bệnh. Mặc dù vậy, HbA1c cho kết quả cao hơn 6.1% gợi ý nhiều đến đái tháo đường. Thông thường thì trong trường hợp đó cần phải thực hiện một xét nghiệm khác có tính xác nhận trước khi có thể chẩn đoán là bệnh nhân đã bị đái tháo đường.

Thường xét nghiệm này sẽ được thực hiện mỗi 3 đến 6 tháng ở những bệnh nhân đái tháo đường và nó được thực hiện thường xuyên hơn đối với những người gặp khó khăn trong kiểm soát đường huyết.

Xét nghiệm này không được dùng cho những người không bị đái tháo đường hoặc không bị gia tăng nguy cơ đái tháo đường.

Giá trị bình thường của xét nghiệm này thay đổi tùy theo các phòng xét nghiệm mặc dù đã có sự nỗ lực để chuẩn hóa các phương thức thực hiện.

Tham khảo thêm : máy đo đường huyết Microlife MGR 1000

Bài viết cùng chủ đề
Đại lý phân phối

Sự kiện
SP quan tâm nhiều nhất
Đọc nhiều nhất
Hỗ trợ trực tuyến

© 2013 Microlifevn.com
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y SINH
112/1 Phổ Quang, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Tel: (028) 353 99 709 - 353 99 809
Fax: (028) 3810 7019
Email: info@biomeq.com.vn
 

Thời Gian Làm Việc Microlife

Sáng 8h -11h30,  Chiều từ : 13h30 - 17h từ Thứ Hai đến Thứ Sáu

Nghỉ thứ 7 & Chủ Nhật và ngày Lễ