Lưu ý khi dùng nhiệt kế điện tử đo tai

nhiệt kế đo tai được thiết kế đặc biệt an toàn khi sử dụng trong màng nhĩ. Nhiệt kế hồng ngoại đo tai là thiết bị đo nhiệt độ cơ thể người bằng cách phát hiện cường độ hồng ngoại xâm nhập vào bên trong tai.
Thiết bị chuyển đổi độ nóng của cơ thể sang dạng đọc nhiệt độ thông qua màn hình LCD.
Đèn nền có thể giúp bạn xem nhiệt độ trong bóng tối

Lưu ý:

  1. Không đặt và sử dụng thiết bị gần điện thoại di động.
  2. Nên đo từ cùng 1 tai vì nhiệt độ ở các tai là khác nhau.
  3. Để pin tránh xa tầm với của trẻ em
  4. Đặt thiết bị nơi khô ráo, tránh xa các chất lỏng và ánh sáng trực tiếp
  5. Không nên đo nhiệt độ sau khi tập luyện thể thao, tắm hay vừa ở ngoài về.

Ưu điểm của thiết bị đo tai

Nhiệt kế đo tai được dùng để đo nhiệt độ tại màng nhĩ trong tai, phản ánh nhiệt trung tâm của cơ thể, nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ của các bộ phận quan trọng bên trong cơ thể (xem hình vẽ minh họa). Màng nhĩ là bộ  phận tiếp xúc trực tiếp với khoang sọ, nên nhiệt độ tại màng nhĩ phản ánh chính xác nhất nhiệt độ của cơ thể và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Màng nhĩ cũng được nuôi dưỡng bởi một hệ thống các mao mạch dẫn máu đi nuôi tế bào não, nên khi nhiệt độ cơ thể thay đổi,  màng nhĩ sẽ là nơi phản ánh nhanh hơn tất cả các bộ phận khác trên cơ thể.

+  Nhiệt độ ở nách phản ánh nhiệt độ ngoài da, vì vậy sẽ không chính xác

+  Nhiệt độ ở miệng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi đồ ăn, đồ uống hay việc tắm.

+  Nhiệt độ ở hậu môn phản ánh chậm nhất nhiệt độ cơ thể và còn là phương thức gây ô nhiễm, mất vệ sinh.

 

Nhiệt độ cơ thể

Bảng dưới đây thể hiện khoảng nhiệt độ bình thường thay đổi khác nhau tại các bộ phận trên cơ thể người. Vì thế không nên so sánh nhiệt độ nhiệt độ tại các bộ phận khác nhau.

Nách

34.7 – 37.3 oC

94.5 – 99.1oF

Miệng

35.5 – 37.5 oC

95.9 – 99.5 oF

Tai

35.8 – 38.0 oC

96.4 – 100.4 oF

 

Nhiệt độ bình thường của một người cũng phụ thuộc vào sự tăng dần độ tuổi.

 

0-2 tuổi

36.4 – 38.0 oC

97.5 – 100.4 oF

3-10 tuổi

36.1 – 37.8 oC

97.0 – 100.0 oF

11-65 tuổi

35.9 – 37.6 oC

96.6 – 99.7 oF

Trên 65 tuổi

35.8 – 37.5 oC

96.4 – 99.5 oF

Thân nhiệt của người bình thường thay đổi từ người này sang người khác và thay đổi vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Những lưu ý khi đo nhiệt độ

  1. Nhiệt độ giữa màng nhĩ trái và phải có hơi khác nhau. Nên so sánh kết quả khi đo ở cùng một tai.
  2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nhiệt độ của tai như:
  3. Nằm nghiêng một bên làm cho nhiệt độ 2 bên tai khác nhau.
  4. Tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
  5. Vừa bơi hoặc tắm xong.

Để đảm bảo độ chính xác bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài, nên đặt thiết bị trong môi trường thử nghiệm ổn định khoảng 20s trước khi tiến hành đo nhiệt độ.

  1. Chắc chắn rằng tai bạn không bị vướng bởi bất kỳ vật gì như là ráy tai.
  2. Khi sử dụng nhiệt kế điện tử cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, kéo tai trẻ lên phía trên để đảm bảo đầu cảm biến tiếp xúc với màng nhĩ.

         5.  Đối với người trên 1 tuổi, kéo tai ra sau để đảm bảo đầu cảm biến tiếp xúc với màng nhĩ

  1. Không được chạm vào đầu dò. Dùng tăm bông thấm chút cồn để lau sạch đầu cảm biến.
  2. Nếu nhiệt kế đặt trong môi trường có nhiệt độ khác biệt quá lớn so với nhiệt độ nơi tiến hành đo, phải đặt máy vào nơi sẽ đo khoảng 30 phút trước khi sử dụng.
  3. Giữ cho lỗ tai luôn sạch sẽ.

Bảo quản và vệ sinh

  1. Đầu dò là bộ phận quan trọng nhất của nhiệt kế. Để vệ sinh, nhẹ nhàng lau sạch nó với tăm bông hoặc miếng vải mềm ẩm thấm chút cồn và để đầu dò khô hoàn toàn trong ít nhất 3 phút.
  2. Dùng khăn mềm, khô để lau sạch màn hình nhiệt kế và thân máy.
  3. Nhiệt kế không thấm nước. Không để máy bị ngấm nước khi vệ sinh.
  4. Đặt nhiệt kế trong khu vực khô ráo tránh bụi bẩn và ánh sáng trực tiếp.