Từ Rung Nhĩ đến Đột Quỵ chỉ cách nhau một nhịp rung tim

Ngày đăng: 30-11-2015 04:07:00

"Từ Rung Nhĩ đến Đột Quỵ chỉ cách nhau một nhịp rung tim"*

Tác giả: Bác sĩ Joe Yammine

(The Royal Gazett)

(*): Tổ chức Bệnh Tim mạch và Đột quỵ Canada

Rung tâm nhĩ, còn gọi là AF hay A-fib, là một trong những rối loạn nhịp tim rất thường gặp. Đây là một hình thái rối loạn nhịp tim nhanh. Bệnh có thể là nguyên nhân của đến 5% các trường hợp đột quỵ, gây ra những biến chứng nặng nề, có thể tử vong hoặc tàn phế suốt đời.


Trong hiện tượng Rung tâm nhĩ, một phần của tim (các buồng trên hoặc tâm nhĩ) không làm việc một cách chính xác vì các hoạt động điện bất thường. Điều này có nghĩa là máu không được bơm ra khỏi buồng tim một cách hiệu quả và ứ đọng lại. Từ đó hình thành cục máu đông và dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Đó là lý do vì sao Tổ chức Bệnh Tim mạch và Đột quỵ Canada kết luận "Từ Rung nhĩ đến Đột quỵ chỉ cách nhau một nhịp rung tim", ý muốn nói đến sự liên quan chặt chẽ giữa nguy cơ Đột quỵ từ nguyên nhân Rung nhĩ.

Trong hiện tượng Rung tâm nhĩ (A-fib), một phần của tim không làm việc chính xác vì các hoạt động điện bất thường

Ảnh: Trong hiện tượng Rung tâm nhĩ, một phần của tim (các buồng trên hoặc tâm nhĩ) không làm việc một cách chính xác vì các hoạt động điện bất thường (Nguồn: Huffington Post)

Nguyên nhân của rung nhĩ (A-fib)

Tần suất xuất hiện A-fib gia tăng theo độ tuổi và thường xảy ra ở những người có bệnh tim.

Hầu như bất kỳ bệnh tim mạch nào cũng có thể làm tăng rủi ro A-fib, nhưng những nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh cao huyết áp, đau tim, suy tim, hở van tim hoặc sau khi phẫu thuật tim. Nguyên nhân không liên quan đến bệnh tim mạch bao gồm đái tháo đường, tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh phổi, và nghiện rượu.

Uống rượu bia quá độ có thể phát triển cơn rung nhĩ thoáng qua.

Ngoài ra, các chất kích thích như caffeine cũng thúc đẩy nhanh quá trình rung nhĩ.

Ngưng thở khi ngủ, tình trạng mà bệnh nhân ngừng thở trong thời gian dài lúc ngủ, có thể gây ra A-fib. Một số người với A-fib không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng có thể là một yếu tố di truyền; thường là dưới 65 tuổi.

Triệu chứng của rung nhĩ

Một số bệnh nhân sẽ không có dấu hiệu gì trong khi vài người lại thấy rất nhiều triệu chứng của rung nhĩ: đánh trống ngực, khó thở lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức, choáng, ngất, mệt mỏi và khó chịu ở ngực.

Một biến chứng nghiêm trọng kết hợp với Afib là đột quỵ. Nếu một cục huyết khối hình thành trong tâm nhĩ trái do dòng máu ứ đọng, một phần của nó - gọi là huyết khối thuyên tắc - có thể bị vỡ và tách ra rồi đi vào dòng tuần hoàn máu, làm nghẽn một hay nhiều mạch máu nhỏ. Nếu điều này hình thành ở não, cơn đột quỵ có thể sẽ xảy ra. Huyết khối thuyên tắc còn có thể theo dòng máu đi vào các cơ quan khác của cơ thể. Nếu không có các điều trị dự phòng (sử dụng chất làm loãng máu), mỗi năm có khoảng 1.3% số người rung nhĩ thuộc độ tuổi 50 - 59 bị đột quỵ, còn ở những người mắc rung nhĩ ở độ tuổi 80 - 89 tỷ lệ bị đột quỵ tăng lên đến 7%.

Chẩn đoán rung nhĩ

Phổ biến nhất là chẩn đoán rung nhĩ bằng cách đo điện tâm đồ. Có thể tiến hành siêu âm tim để tìm kiếm điểm yếu ở tim hay vấn đề về van tim. Xét nghiệm máu, theo dõi giấc ngủ và kiểm tra chức năng phổi cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm các vấn đề tương ứng về tuyến giáp, ngưng thở khi ngủ hoặc bệnh phổi. Hiện nay, một số máy đo huyết áp sử dụng tại nhà của các thương hiệu uy tín cũng đã được tích hợp chức năng tầm soát rung nhĩ với độ chính xác đáng ghi nhận. Những người thuộc nhóm nguy cơ bị rung nhĩ hay đột quỵ có thể sử dụng các thiết bị này để có được cảnh báo sớm hơn và có hướng đối phó thích hợp để giảm thiểu thiệt hại cho bản thân.

Bài viết cùng chủ đề
Đại lý phân phối

Sự kiện
SP quan tâm nhiều nhất
Đọc nhiều nhất
Hỗ trợ trực tuyến

© 2013 Microlifevn.com

 

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y SINH
24 Bàu cát 6, P. 14, Q. Tân Bình, Tp. HCM
Tel: (08) 35399709 - 35399809
Fax: (08) 3810 7019
Email: info@biomeq.com.vn
 

Thời Gian Làm Việc Microlife

Sáng 8h -11h30,  Chiều từ : 13h30 - 17h

Nghỉ thứ 7 & Chủ Nhật