5 điều cần bạn cần biết về huyết áp

Huyết áp là gì?

Máu trong cơ thể lưu thông và tuần hoàn được là do áp lực từ tim. Huyết áp chính là áp lực của máu lên thành động mạch. Quả tim đóng vai trò như chiếc bơm mà mỗi nhịp của nó làm gia tăng một áp lực máu lên thành động mạch. Trong một nhịp đập, huyết áp hay áp lực máu lên thành động mạch được ghi nhận bởi hai giá trị: giá trị cao nhất được gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu tương ứng với lúc quả tim co bóp đẩy máu đi vào động mạch. Giá trị thấp nhất được gọi là huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương tương ứng với lúc quả tim nở ra thu máu từ tĩnh mạch.


Đo huyết áp được thực hiện như thế nào?

Giá trị huyết áp được đo bằng cách đặt một túi hơi có thể bơm hơi vào vị trí động mạch cánh tay hoặc cổ tay, đo huyết áp chỉ nên thực hiện sau khi nghỉ ngơi khoảng 5 phút trong tư thế ngồi hay nằm thẳng. Giá trị huyết áp được ghi nhận trong quá trình xả hơi chậm từ túi hơi, bao gồm hai giá trị tâm thu và tâm trương. Có nhiều loại thiết bị để đo huyết áp: thiết bị tự động với màn hình hiển thị, thiết bị với cột áp thuỷ ngân hay thiết bị với đồng hồ áp suất


Cao huyết áp là gì?

Một người được gọi là cao huyết áp nếu, qua nhiều lần kiểm tra đo huyết áp, chỉ số huyết áp trung bình vượt quá 140/90 mmHg, huyết áp được đo ở trạng thái nghỉ ngơi tại phòng mạch bác sĩ. Hai giá trị trên được hiểu là huyết áp tối đa 140 và huyết áp tối thiểu là 90, lưu ý chỉ cần đạt một trong hai chỉ số trên thì đã gọi cao huyết áp. Thực tế cho thấy, bệnh nhân thường không nhận ra huyết áp cao trong một thời gian dài trước khi được phát hiện, đó là một phân nguyên nhân cho thấy sự nguy hiểm của cao huyết áp vì bệnh khó được phát hiện sớm.


Nguyên nhân nào gây ra huyết áp cao?

Trong rất nhiều trường hợp, cao huyết áp thường không gây ra bởi nguyên nhân nào rõ ràng. Chỉ một phần nhỏ có thể xác định nguyên nhân như những người mắc bệnh thận, do hẹp động mạch... Trường hợp đó được gọi là cao huyết áp thứ cấp

Có nhiều nguyên nhân chung có thể dẫn đến việc cao huyết áp như tuổi tác, béo phì, di truyền, ăn mặn, hút thuốc lá hay uống rượu bia...Có thể dùng thuốc để hạ huyết áp tuy nhiên về lâu dài, để hạ huyết áp một cách tự nhiên, ta cần qua tâm tới cải thiện lối sống điều độ, tập thể dục nhẹ, giảm hấp thụ muối, hạn chế rượu thuốc là, giảm cân ....


Những nguy hiểm nào cho người cao huyết áp?

Một áp lực của máu lên thành động mạch cao quá mức trước tiên sẽ tác động lên thành mạch làm cho thành mạch trở nên cứng và dầy hơn. Trong thời gian dài, nó gây ra hệ quả nghiêm trong cho các cơ quan như tim, não bộ và thận. Đó là một trong những nguyên nhân chính của các bệnh về tim mạch. Hệ quả cao huyết áp là đột quỵ và suy tim nếu bệnh nhân không được điều trị đúng mức. Suy chức năng thận, đau tức ngực, tê tay chân, mất giọng nói, suy giảm trí nhớ ... là một trong những hệ quả về lâu dài của cao huyết áp