- Trang chủ
- Giới thiệu
- Sản phẩm
- Kiến Thức Sức Khỏe
- Công Nghệ
- Chăm sóc khách hàng
- Đại lý phân phối
- Liên hệ
Bạn cần làm gì để phòng tránh bệnh tim mạch ?
Làm thế nào để kiểm soát và phòng tránh nguy cơ bị bệnh tim mạch?
Để kiểm soát và phòng tránh nguy cơ bị bệnh tim mạch, bạn cần:
* Kiểm tra số đo huyết áp: Tăng huyết áp có thể gây ra cơn đột quỵ hoặc đau tim đột ngột, nhưng bản thân tăng huyết áp thường không có triệu chứng, vì thế bạn phải chú ý kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời chứng tăng huyết áp
* Kiểm tra lượng đường trong máu: Tăng lượng đường trong máu làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu bạn bị tiểu đường thì việc kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu là việc làm rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim mạch.
* Kiểm tra lượng mỡ trong máu: Tăng cholesterol máu và các bất thường về lượng mỡ trong máu làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Để kiểm soát tốt lượng Cholesterol máu cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, và dùng thuốc thích hợp nếu cần thiết.
Làm thế nào để phòng tránh cơn đau tim hay đột quỵ?
Chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động, không sử dụng các sản phẩm thuốc lá là chìa khóa để phòng tránh cơn đau tim hay đột quỵ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe của hệ thống tim mạch, cụ thể là : ăn nhiều rau quả, ngũ cốc còn nguyên vỏ, thịt nạc, cá và các loại đậu, hạn chế muối, đường và chất béo.
- Vận động thường xuyên : thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp duy trì hoạt động tim mạch tốt; còn nếu tập ít nhất 60 phút mỗi ngày, ngoài lợi ích về sức khỏe tim mạch, còn giúp bạn duy trì cân nặng cơ thể.
- Tránh sử dụng thuốc lá: Sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức (thuốc điếu, xì gà, ống dẫn, hoặc thuốc lá nhai), kể cả hút trực tiếp lẫn hút thuốc lá thuốc thụ động (hít phải khói thuốc lá của ngươi khác) đều rất có hại cho sức khỏe. Nguy cơ bệnh tim và đột quỵ giảm ngay lập tức sau khi ngừng sử dụng các sản phẩm thuốc lá, và có thể giảm xuống còn một nửa sau một năm.
Bs. Nguyễn Ngọc Lan Hương (Theo WHO)