Máy đo đường huyết -Những lưu ý khi mua và sử dụng
Máy đo đường huyết có những công dụng nào?
Máy đo đường huyết sẽ xác định được lượng đường trong cơ thể bạn là bao nhiêu để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí. Từ kết quả này, bệnh nhân sẽ biết mình nên ăn thứ gì, không nên ăn thứ gì và số lượng ăn bao nhiêu là phù hợp. Sau một thời gian dài theo dõi, mỗi bệnh nhân sẽ tạo cho riêng mình 1 chế độ ăn hợp lí nhất và càng về sau người bệnh sẽ có kinh nghiệm, tạo ra cho riêng mình một thói quen trong ăn uống để kiểm soát đường huyết sao cho tốt nhất.
Máy đo đường huyết sẽ cho bạn biết nên tập luyện như thế nào là tốt nhất, sau một số ngày người bệnh tập luyện thường xuyên và đều đặn một số động tác và điều độ 1 môn thể thao nhất định. Để biết cách luyện tập của bản thân trong một thời gian qua có làm cho chỉ số đường huyết giảm không thì máy đo đường huyết sẽ cho bạn biết ngay kết quả. Sau khi tập luyện bạn đo đường huyết nếu kết quả đường huyết tốt thì bạn hãy tiếp tục duy trì luyện tập như vậy, còn ngược lại thì ta nên điều chỉnh lại chế độ tập luyện như: thay đổi môn thể thao, cường độ luyện tập và thời gian tập hằng ngày sao cho đạt được kết quả chỉ số đường huyết như mong muốn.
Máy đo đường huyết cho biết thuốc dùng liều lượng như thế nào là thích hợp. Điều này thì hầu như bệnh nhân nào cũng ý thức được. Đó là ngay cả đến bác sĩ chuyên khoa cũng cầ phải dùng đến máy đo đường huyết để căn cứ vào đó kế đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Máy đo đường huyết giúp bệnh nhận kiểm tra ngay tức thì tại nhà, cơ quan làm việc khi có bất thưởng xảy ra trong cơ thể để có phản ứng đề phòng và chuẩn bị kịp thời khi cần thiết.
Máy đo đường huyết giúp cho những bệnh nhân do điều kiện nào đó không trực tiếp gặp được bác sĩ điều trị thì có thể tự bản thân kiểm tra ở nhà sau đó gọi điên trực tiếp cho bác sĩ điều trị để xin lời khuyên và cách dùng thuốc.
Máy đo đường huyết sẽ giúp cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh của mình để tự chăm sóc, lo liệu cho bản thân, giảm sự phụ thuộc và bên ngoài, tự chủ trong điều trị và theo dõi bệnh.
Máy đo đường huyết cho biết chỉ số đường huyết nào?
Chỉ số đường huyết (GI) là một phương pháp phân loại ảnh hưởng của một loại carbohydrate tác động lên lượng đường trong máu. Khi ta ăn cơm, bánh mì hoặc thậm chí trái cây và rau quả, các cơ quan trong cơ thể sẽ phá vỡ các liên kết carbohydrate có trong các loại thực phẩm này để tạo thành glucose, đây là nguồn năng lượng chính trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, không phải hầu hết các carbohydrate đều được tạo ra với một lượng bằng nhau. Đối với một số thực phẩm chứa loại carbohydrate đơn giản, chúng sẽ nhanh chóng bị phá vỡ và tạo thành đường glucose đưa vào máu. Và điều này có thể ảnh hưởng một cách đáng kể lên lượng đường trong máu đồng thời theo sau đó là sự suy giảm nhanh chóng vì một lượng lớn insulin (insulin là một loại hóc môn giúp loại bỏ glucose ra khỏi máu) được tiết ra từ tuyến tụy để đối phó với lượng đường quá tải này. Hãy dành thời gian suy nghĩ về điều này và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Đường huyết quá thấp, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ... Đường huyết quá cao, các quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị thay đổi. Hậu quả là chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạg chất đường trong máu tăng cao quá lâu và gây lên một số bệnh như: xơ vữa mạch máu; chai não; thoái hóa võng mạc; viêm thận; hoại tử mô mềm, dị ứng; tim mạch... và thậm chí ung thư.
Máy đo đường huyết kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào?
Bệnh tiểu đường còn là bệnh mạn tính. Sử dụng máy đo đường huyết để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, luôn duy trì đường huyết ở mức bình thường hay gần bình thường, có thể làm giảm hay làm chậm lại sự xuất hiện các biến chứng. Để biết được mức đường huyết nhằm điều chỉnh khẩu phần ăn, mức độ vận động, cũng như chế độ điều trị, người bệnh cần phải tự theo dõi đường huyết tại nhà. Kết quả nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tự theo dõi đường huyết với máy đo đường huyết cá nhân có thể làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh đái tháo đường ở mắt 76%, ở thận 50%, thần kinh 60%...
Việc tự đo đường huyết được áp dụng cho mọi bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là người đang điều trị bằng insulin, phụ nữ bị đái tháo đường đang có thai, bệnh nhân đang mắc thêm một bệnh cấp tính như cảm cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy... Kiểm tra đường huyết thường xuyên có thể tạo sự khác biệt rất lớn trong việc kiểm soát đường huyết hàng ngày của bạn. Máy đo đường huyết cá nhân giúp theo dõi mức đường huyết cho người bị tiểu đường. Kết quả kiểm tra có thể giúp bạn xác định được tác động của thực phẩm, luyện tập và thuốc điều trị tiểu đường đối với đường huyết.
Bảng chỉ dẫn theo dõi mức đường huyết của bệnh nhân
(Tính bằng mg/dL)
Chỉ số người có mức đường huyết quá thấp: 70 mg/dL< (chỉ số dưới 70 mg/dL)
Chỉ số người bình thường lúc đói 70-->120 Chỉ số người bình thường lúc no: 90-->130
Chỉ số người có nguy cơ lúc đói 105-125 Chỉ số người có nguy cơ lúc no 120-->145
Chỉ số người nguy cơ quá cao lúc đói 140-->180 Chỉ số người có nguy cơ quá cao lúc no 160-180
Máy đo đường huyết Microlife MGR 100
giúp bệnh nhân kiểm tra lượng đường huyết trong máu nhằm kiểm soát hiệu quả hơn bệnh Đái tháo đường. Với những ưu điểm như rất dễ sử dụng, màn hình lớn dễ đọc, thiết kế nút bấm nhả que, kim thử, lượng mẫu rất nhỏ,… và được bảo hành vĩnh viễn, chắc chắn sẽ là một dụng cụ y tế vô cùng cần thiết cho gia đình bạn.
Công nghệ cảm ứng sinh học. Men que thử GOD tiên tiến.
Tự động cài mã que thử khoảng đo 1.1-33.3 mmol/L (20-600 mg/dL). Chỉ 1 µL mẫu máu toàn phần từ đầu ngón tay, gan bàn tay và cánh tay (mao mạch). Phạm vi Hct (tỷ lệ hồng cầu) 30-50% Bộ nhớ 512 kết quả kèm ngày tháng và thời gian đo. Phân biệt kết quả “Trước bữa ăn” hoặc “Sau bữa ăn” và tính trung bình 7, 14, 30 ngày.
Màn hình LCD 35x32.5 mm; Trọng lượng 50 gram; Nguồn 1 pin cho khoảng 1000 lần đo; Âm báo tự động có chế độ báo lỗi và tự động tắt máy; Kết quả nhanh và chính xác sau 5 giây; Cảnh báo kết quả quá cao, quá thấp.
Có thể kết nối và truyền dữ liệu với máy tính.
Máy đo đường huyết microlife MGR100 bao gồm:
+ Hướng dẫn sử dụng
+ Máy đo đường huyết Microlife
+ Túi đựng máy
+ Bút lấy mẫu và hướng dẫn
+ Phiếu bảo hành
+ Pin CR2032
+ Kim lấy mẫu (10 kim)
+ Que thử (25 que)
+ Nhật ký theo dõi đường huyết
Sử dụng máy đo đường huyết như thế nào?
Thử vào lúc nào?
Thông thường trước bữa ăn, 2 giờ sau khi bắt đầu ăn và trước khi đi ngủ.
Bất cứ lúc nào trong người thấy có dấu hiệu đường huyết lên cao hay xuống thấp (khó chịu, mệt mỏi bất thường).
Trước một chuyến hành trình kéo dài.
Trước khi vận động nặng, trước và sau khi chơi thể thao.
Lấy máu ở vị trí nào?
Nên lấy một ít máu ở đầu ngón tay (cho kết quả chính xác hơn ở những nơi khác), vì sự thay đổi đường huyết thường xuất hiện nhanh trong mao mạch ở đầu ngón tay.
Cách đo đường huyết?
Sát Trùng ngón tay
Cách quy đổi chỉ số đường huyết
Khoảng 90% bệnh nhân bị ĐTĐ týp 2, đặc trưng là thường xuất hiện sau tuổi 40. Cơ chế chuyển hóa của ĐTĐ týp 2 là sự kết hợp đề kháng insulin và giảm dần chức năng tiết insulin của các tề bào bêta tuyến tụy theo chương trình. Đề kháng insulin xuất hiện trước ĐTĐ týp 2 khoảng 8-10 năm và thường kèm theo các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tình trạng tăng đông máu. Sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ này được gọi là hội chứng chuyển hóa (HCCH) hay hội chứng tim mạch rối loạn chuyển hóa. Rất nhiều bệnh nhân bị HCCH có biểu hiện suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG) hay rối loạn dung nạp glucose (IGT) nhiều năm trước khi xuất hiện ĐTĐ.
Trong kết quả xét nghiệm máu có bệnh viện tính theo đơn vị mg/dl, nhưng cũng có bệnh viện tính theo đơn vị mmol/l.
Công thức chuyển đổi khá đơn giản.
Ví dụ như xét nghiệm đường máu của bạn là 125mg/dl nếu muốn chuyển sang đơn vị mmol/l thì ta chỉ việc nhân với 5,5 sau đó chia cho 100. Cụ thể là: (125mg/dl x 5,5)/100 = 6,9mmol/l.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ mới bao gồm:
Giới hạn cao của đường máu bình thường giảm từ 115mg/dl xuống 100mg/dl (5,6mmol/l).
Đường máu lúc đói từ 100-125mg/dl (5,6 - 6,9mmol/l) giờ đây được coi là suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG).
Tiêu chuẩn đường máu lúc đói để chẩn đoán xác định ĐTĐ giảm từ 140mg/dl (7,8mmol/l) xuống 126mg/dl (7,0mmol/l).