Máy đo huyết áp - Nhưng lưu ý trước khi chọn mua và sử dụng
máy đo huyết áp : gồm những loại nào
Phổ biến nhất hiện nay là máy đo huyết áp cơ và máy đo huyết áp điện tử ngoài ra còn có huyết áp kế thủy ngân tuy nhiên do tính độc hại của thủy ngân loại này hiện nay rất ít người sử dụng
Máy đo huyết áp cho biết chỉ số huyết áp nào?
Chỉ số huyết áp : Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Vậy, huyết áp là thứ phải tồn tại đương nhiên trong cơ thể con người giống như áp lực nước trong lòng mương, ống nước…
Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số:
(1) Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là huyết áp trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
(2) Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn huyết áp dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
Mỗi người phải luôn biết và nhớ hai chỉ số huyết áp của mình!
Nhịp tim : Đối với người độ tuổi từ 18 trở lên, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, nhịp tim càng thấp. Một vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ xả hơi nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví như nhà vô địch đua xe đạp Lance Armstrong, nhịp tim bình thường của anh là 32 nhịp mỗi phút.
Theo cơ quan y tế quốc gia vương quốc Anh, dưới đây là tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng của từng lứa tuổi: Bé sơ sinh: 120-160 nhịp một phút; Bé tuổi từ 1 tháng -12 tháng: 80-140; Trẻ từ 1 đến 2 năm: 80-130; Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75-120; Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 75-110; Người lớn từ 18 tuổi trở lên: 60-100; Vận động viên: 40-60.
Nhịp tim của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như: Mức độ hoạt động thể chất vào thời điểm đó; Tình trạng sức khỏe; Nhiệt độ môi trường xung quanh; Tư thế (đứng, ngồi, nằm); Trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc (ví như sự phấn khích, giận dữ, sợ hãi, lo lắng, và các yếu tố khác đều có thể làm tăng nhịp tim); ảnh hưởng của một số loại thuốc…
Ngoài các chức năng trên một số loại máy đo huyết áp điện tử với công nghệ tiên tiến hiện nay còn có khả năng phát hiện rối loạn nhịp tim hay đặc biệt là phát hiện bệnh rung tâm nhĩ như máy đo huyết áp bắp tay Microlife A200
Độ tuổi : chỉ số huyết áp tối đa / chỉ số huyết áp tối thiểu
Nam Nữ
15 - 19 : 120 / 70
20 - 29 : 124 / 75
30 - 39 : 126 / 79
40 - 49 : 130 / 83
50 - 59 : 137 / 85
60 - 69 : 143 / 84
70 - 79 : 145 / 82
15 - 19 : 111 / 67
20 - 29 : 114 / 69
30 - 39 : 118 / 73
40 - 49 : 126 / 78
50 - 59 : 134 / 81
60 - 69 : 139 / 81
70 - 79 : 146 / 79
Khi nào gọi là tăng huyết áp
Huyết áp tăng dần theo tuổi nhưng khi tăng tới mức gây nguy hại cho cơ thể mà ở mức này việc chữa trị có lợi hơn là hại thì gọi là tăng huyết áp.
Tất cả sách giáo khoa và các hướng dẫn điều trị tăng huyết áp trên thế giới đều chọn ngưỡng gọi là tăng huyết áp đối với người từ 18 tuổi trở lên là khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết áp sau: (1) huyết áp tối đa >/= (đọc là lớn hơn hoặc bằng) 140 mm Hg và (2) huyết áp tối thiểu >/= 90 mm Hg. Như vậy, nếu con số huyết áp là 150/80, 130/100 hoặc 150/90 mm Hg sau nhiều lần đo thì gọi là tăng huyết áp.
Một cách đầy đủ, tăng huyết áp là một hội chứng tim mạch tiến triển được khẳng định khi: (1) huyết áp đo tại cơ sở y tế >/= 140/90 mm Hg hoặc khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ >/= 135/85 mm Hg hoặc (2) huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng tăng huyết áp như đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim do tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
Từ gọi thông dụng nhưng không đúng : Các vùng miền có các cách gọi khác nhau về tăng huyết áp như tăng xông, cao máu, lên máu, cao áp huyết.
Máy đo huyết áp chẩn đoán tăng huyết áp như thế nào?
Các bác sĩ cho biết, bệnh tăng huyết áp thường không rõ nguyên nhân, chủ yếu phát sinh trong một thời kỳ lâu dài và do nhiều nguyên nhân phức tạp tạo nên như: Tuổi tác, giới tính, căng thẳng thần kinh, ít vận động, hoàn cảnh xã hội, chế độ ăn uống rượu, bia, thuốc lá và yếu tố di truyền. Có tới 90% đến 95% các trường hợp tăng huyết áp là nguyên phát và không biết rõ nguyên nhân.
Những triệu chứng ban đầu có thể là: nhức đầu vùng ót hay vùng trán, chóng mặt, hay mệt, yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút, chảy máu cam … Nhưng tốt nhất, để biết chắc chắn mình có bị cao huyết hay không, ta phải đo huyết áp. Huyết áp là một chỉ số động nên việc chẩn đoán cao huyết áp cần phải được xác định qua nhiều lần đo.sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách phòng tránh,chẩn đoán cao huyết áp một cách hiệu quả và chính xác nhất. Ngày nay với sự tiến bộ về kỹ thuật chẩn đoán (máy đo huyết áp phổ biến rộng rãi) và càng có nhiều loại thuốc điều trị ít tác hại, việc điều trị đã mang đến cho bệnh nhân sự cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể tử vong và các di chứng (liệt nữa người, suy tim) do cao huyết áp gây nên.
Vì sao bạn nên sử dụng máy đo huyết áp tại nhà ?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đo huyết áp tại nhà với máy đo huyết áp cá nhân có thể rất có ích cùng với việc thường xuyên kiểm tra tại phòng khám của bác sĩ. Cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù những người tự đo huyết áp tại nhà có thể ngừng việc uống thuốc điều trị nhưng việc tự đo đó không cải thiện được việc chế ngự huyết áp. Cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng việc tự đo và đo ở phòng khám bệnh bình thường có thể bổ sung cho nhau trong việc giúp hạn chế huyết áp.
Giá trị chính của cuộc nghiên cứu này là nhận ra những bệnh nhân mắc phải triệu chứng “tăng huyết áp áo choàng trắng” – một căn bệnh xuất hiện làm cho huyết áp của bạn tăng lên do bạn lo lắng vì đang ở phòng khám của bác sĩ. Điều này đôi khi dẫn tới những lời chuẩn đoán thái quá hay chuẩn đoán sai về bệnh huyết áp cao. Theo cuộc nghiên cứu, khoảng 30% bệnh nhân bị huyết áp cao khi đến phòng khám của bác sĩ thực sự có chỉ số đo thấp hơn khi họ tự đo ở nhà.
Việc tự đo ở nhà để xác định lại các chỉ số trên máy đo huyết áp tại phòng khám của bác sĩ chính xác là tốt. Tuy nhiên, việc này không nên nhằm để thay thế việc thường xuyên đi gặp bác sĩ của bạn. Nếu bạn đang uống thuốc để làm giảm huyết áp thì đừng có ngừng uống nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ, ngay cả khi các chỉ số huyết áp bạn đo ở nhà đã giảm.
Sử dụng máy đo huyết áp thế nào cho đúng?
Để có chỉ số huyết áp đúng, việc đo huyết áp là bước chẩn đoán quan trọng nhất vì tránh được việc điều trị quá mức hoặc không đầy đủ. Cần đo nhiều lần và nhiều vị trí khác nhau (2 tay, 2 chân) để so sánh đôi khi phát hiện bệnh lý mạch máu ví dụ như trong teo hẹp eo động mạch chủ huyết áp chi trên cao hơn chi dưới. Khi sử dụng máy đo huyết áp cần thực hiện trong phòng yên tỉnh, trạng thái tinh thần thoải mái. Tư thế đo huyết áp thông thường là tư thế nằm và ngồi để làm sao băng quấn cánh tay ngang mức với tim. Băng quấn cánh tay (cuff) phải phù hợp kích thước cánh tay. Trẻ em cần có băng quấn cánh tay kích thước nhỏ hơn.
Nên chọn mua những loại máy đo huyết áp nào?
Máy đo huyết áp thủy ngân được xem là tiêu chuẩn. Ngày nay người ta giảm dần việc sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân vì độc tính với môi trường. Các loại máy dạng đồng hồ thường phổ biến sử dụng trong giới thầy thuốc, trong khi đó các máy đo huyết áp điện tử thường sử dụng rộng rãi vì tính năng đơn giản trong thao tác đo và cho kết quả khá chính xác. Khi chọn máy đo huyết áp các bạn nên chọn các loại máy đo huyết áp đã được các tổ chức uy tín kiểm định chất lượng. Hiện nay 2 tổ chức có uy tín trong kiểm tra chất lượng máy đo huyết áp là Hiệp hội cao huyết áp Anh Quốc (British Hypertension Society) và Hiệp hội phát triển dụng cụ y tế Hoa kỳ (Association for Advancement of Medical Instrumentation).
Sau đây là ưu điểm của các loại máy thông dụng hiện đang bán trên thị trường :
Máy đo huyết áp cơ :
cấu tạo gồm :Đồng hồ áp suất chất lượng cao,Ống nghe huyết áp,bao quấn ( túi hơi ),van và bóng bóp,Công cụ cân chỉnh đồng hồ
ưu điểm : bền, giá thành thấp hơn các loại máy đo huyết áp điện tử, cho kết quả khá chính xác ( nếu được đo đúng cách )
Nhược điểm : thao tác đo phức tạp, dễ cho chỉ số sai lêch nếu không đo đúng cách nếu bạn là người không có kiến thức hay chuyên môn hoặc mua cho người lớn tuổi như ba mẹ thì không nên sử dụng loại này
Máy đo huyết áp điện tử :
Thường gồm 2 loại : loại đo cổ tay và loại đo bắp tay
Máy đo huyết áp cổ tay : loại này thường được thiết kế nhỏ gọn thích hợp với những người phải thường xuyên di chuyển
Máy đo huyết áp điện tử đo bắp tay :
Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp đúng cách?
Trong khi hầu như tất cả y sĩ đoàn trên thế giới lên tục báo động về mối nguy khó lường của bệnh huyết áp cao thì việc theo dõi huyết áp, ngay cả ở các nước đã có mạng lưới y tế với cấu trúc đã ổn định, vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đó chính là một trong các lý do khiến nhiều người phải sống kiếp phế nhân oan uổng vì tai biến mạch máu não!
Muốn theo dõi huyết áp lại quá đơn giản vì chỉ cần đo huyết áp, nhất là khi huyết áp kế hiện nay chính xác và quá tiện dụng nếu so với trước đây. Ấy thế mà khi thăm dò một nhóm 50 đối tượng đã bị cao huyết áp, đã có máy đo huyết áp, về thao tác đo huyết áp thì kết quả lại không có gì đáng phấn khởi vì
24 trong số đó sử dụng máy đo huyết áp không đúng cách. 28 trong số đó chưa hiểu huyết áp là gì.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp tại nhà
1. Tư thế đo:
Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước đó nên thư giãn 5 phút. Đo huyết áp nếu muốn thực sự chính xác không thể mất dưới 10 phút. Không đo huyết áp ngay sau khi chạy nhanh, leo cầu thang (trừ khi thầy thuốc cần đo lúc gắng sức), vừa mới ăn no, quá đói, quá mệt…, vì huyết áp khi đó cao hay thấp hơn con số trung thực
2. Vị trí đo:
Với máy đo điện tử có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay (sensor) phải nằm ngang mực tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngữa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Do đó, đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn đo ở bắp tay vì người đo khó giữ cánh tay cho yên.
3. Phương tiện đo:
Nói chung máy đo huyết áp hiện nay hầu như đều có độ chính xác cao. Muốn chắc chắn nên so sánh kết quả của máy tự động với máy đo huyết áp kinh điển đo bằng thính lực. Nếu dùng máy điện tử tự động nên chọn máy:
Vận hành đơn giản chỉ với một nút (one touch) để người đo đỡ phân tâm.
Bơm nhanh và không gây tiếng động lớn khi bơm hơi để người đo bớt lo lắng trong khi chờ đợi.
Có tính cảm ứng cao thể hiện qua dấu hiệu máy ngưng vận hành ngay khi cánh tay cử động thay vì tiếp tục bơm rồi cuối cùng báo lỗi.
Bao quấn tay: phải dài tối thiểu 33cm nếu đo ở bắp tay và 19,5cm nếu đo ở cổ tay. Nếu bao quá dài hay quá ngắn do người quá ốm hay quá mập phải thay bao khác với chiều dài thích hợp. Bao khi quấn phải chặt nhưng không gây cảm giác khó chịu cho người đo.
4. Thao tác đo:
Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sai lệch kết quả.
Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn.
Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
Hãy ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thầy thuốc tiện việc đánh giá trong lần tái khám.
5. Kết quả đo:
Phải ghi cả hai trị số thu tâm (số lớn) và trương tâm (số nhỏ) vì thầy thuốc chỉ có thể định bệnh cũng như đánh giá diễn tiến khi có đủ hai trị số.
Trị số huyết áp không cố định, thay đổi theo nhịp sinh học, trọng lượng, nếp sinh hoạt…, thường có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng sớm, đúng ngọ và buổi tối. Do đó, không nên mất bình tĩnh nếu thấy huyết áp trong ngày dao động ít nhiều.
Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 và huyết áp trương tâm >90. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày. Mặt khác, trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số. Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm. Thí dụ: huyết áp 150/90 (sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).
Nếu ghi nhận huyết áp cao nên nằm nghỉ 15-30 phút rồi đo lại. Nếu huyết áp vẫn cao nên tham vấn ý kiến thầy thuốc cho sớm thay vì tự điều trị hay chần chờ.
Ðừng quên là kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo huyết áp sắp hết pin. Nếu cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp.
Đo huyết áp là tối cần thiết. Nhưng nếu đo không đúng cách rồi dựa vào kết quả sai lệch để quyết định uống thuốc hay không uống thuốc thì nhiều khi tai hại không kém việc quên đo huyết áp. Rất thường khi giải pháp của một vấn đề phức tạp lại tương đối đơn giản. Muốn tránh hậu quả của bệnh cao huyết áp phải biết huyết áp có cao hay không?